Trên thị trường may mặc hiện nay, vải visco dần trở nên phổ biến và được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Vậy loại vải này có những điểm đặc biệt gì mà lại có nhiều người ưa chuộng đến vậy? Cùng Đồng Phục Bốn Mùa tìm hiểu ngay vải viscose là gì, tính chất, ưu nhược và ứng dụng của nó trong bài viết sau đây nhé!
>>>> Tham khảo: 20+ Tổng hợp các loại vải may mặc phổ biến, hợp xu hướng nhất hiện nay
1. Vải Viscose là gì?
1.1 Định nghĩa về vải Vải Viscose
Viscose hay còn có tên khác là Rayon, là loại vải sợi tổng hợp được làm từ chất xơ tự nhiên của các loại cây phổ biến như câu đậu nành, tre, mía,…. trải qua tiến trình xử lý và tạo ra sợi vải. Viscose có cấu trúc vải tương tư như vải Cotton nên rất mềm mịn, không đàn hồi. Loại vải này thường dùng may các loại quần áo mùa hè như: váy, áo thun,…
1.2 Nguồn gốc ra đời
Châu Âu là nơi bắt nguồn của vải visco, thị trường những năm đó có nhiều biến động khó đoán, tơ tằm có giá thành khá cao mà nguồn cung lại không đủ cầu. Do đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra chất liệu viscose. Loại vải này do Hilaire de Chardonet – nhà khoa học và nhà công nghiệp người Pháp phát minh ra.
Viscose sau được được phát triển dần trở thành loại vải thương mại thay thế cho tơ tằm. Năm 1892, quy trình sản xuất vải visco đầu tiên do những nhà khoa học người Anh tạo ra được cấp bằng sáng chế. Tới năm 1905, vải Rayon Viscose thương mại đầu tiên được mang ra thị trường. Sau đó, loại vải này được nhiều người biết tới và được sử dụng rộng rãi trong ngành vải.
1.3 Quy trình sản xuất chất liệu vải Viscose
Quy trình tạo ra chất liệu vải Visco gồm nhiều công đoạn.
- Đầu tiên, xay nhuyễn xenlulo rồi hòa tan với dung dịch natri hydroxit để tạo ra xenlulo kiềm.
- Sau đó, dùng cacbon disulfua để tạo ra xenlulo natrixanthale.
- Tiếp đó, sợi Viscose được sản xuất nhờ dung dịch axit khoáng như axit sunfuric.
- Trong quy trình này, nhóm xanthate sẽ được thủy phân để tái tạo xenlulo đồng thời giải phóng axit dithiocacbonic.
- Cuối cùng, chúng được kéo thành sợi visco và dệt thành các tấm vải khổ lớn.
2. Đặc điểm vải viscose
2.1 Ưu điểm
Vải visco có những ưu điểm tuyệt vời, nổi bật so với những loại vải khác:
- Mềm mịn, không tích điện: vải có độ dày tương đối những vẫn rất mềm mại. Loải vải này may đồ mùa đông cũng không gây tình trạng bám dính, tích điện đem tới cảm giác thoải mái cho người dùng.
- Thấm hút mồ hôi và thoáng khí tốt: ưu điểm tuyệt vời này giúp viscose được lựa chọn để may đồ thể thao, đồ mùa hè,…
- Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc: do khả năng thoáng khí tốt, kết cấu vải mỏng và đặc nên viscose giúp hạn chế hiệu quả sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn.
- Có thể phân hủy sinh học: vải viscose làm từ nguyên liệu thiên nhiên nên sở hữu khả năng phân hủy sinh học. Hơn nữa, vải có khả năng tái chế cao hơn nhiều so với các loại vải nhân tạo như: PE, nylon,…
- Khả năng đề kháng với axit vừa phải: ưu điểm này của viscose giúp người dùng an tâm khi giặt và sử dụng chất tẩy rửa nhẹ. Đây là ưu điểm hiếm có không phải loại vải nào cũng có.
- Dễ nhuộm và lên màu tốt: vải được tổng hợp từ nhiều loại chất nên rất dễ nhuộm màu và màu nhuộm cũng rất bền, ít phai.
- Thiết kế và may trang phục dễ dàng: vải có độ mềm mại và bề mặt vàng tương đối láng nên dễ thiết kế và xử lý hơn các loại vải khác.
- Giá rẻ: tuy sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời nhưng giá thành của vải viscose lại rẻ hơn nhiều so với các loại vải sợi thiên nhiên khác.
2.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời, viscose cũng có những hạn chế nhất định:
- Gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái: nguyên liệu để sản xuất vải là gỗ nên có thể gây ra hiện tượng chặt phá rừng. Theo ước tính, chỉ với 30% lượng vải sợi viscose mà đã phá hủy rất nhiều khu rừng, khiến nhiều sinh vật bị mất môi trường sống. Việc này gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới hệ sinh thái.
- Dễ cháy: vải visco làm từ bột gỗ nên rất dễ cháy. Hơn nữa, khả năng chống mòn, chống mối mọt cũng rất kém.
- Kỵ nước: cấu trúc của vải có thể bị phá vỡ bởi nước nên mọi người thường giặt khô với những trang phục từ vải visco.
>>> Có thể bạn quan tâm: Vải Kate là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng vải Kate hiện nay
3. Cách nhận biết vải Viscose đơn giản
Nhận biết theo trực quan: vải sợi visco có bề mặt vải bóng, cứng và lâu thấm nước. Nhưng khi đã thấm nước thì vải rất dễ xé. Nếu kéo đứt 1 sợi vải thì chỗ vải bị đứt sẽ có hiện tượng xù lông tơ và cứng.
Nhận biết bằng phương pháp đốt: vải khi đốt cháy rất nhanh, tro vải rất ít, hầu như không có và mùi cháy như mùi cháy của giấy.
4. Phân loại vải viscose
4.1 Viscose nguyên chất
Loại vải visco nguyên chất được sử dụng phổ biến nhất thị trường hiện nay. Vải có đặc điểm dễ thấy là khi ướt sẽ bị co lại. Vải visco nguyên chất có đặc tính là kỵ nước nên muốn bảo quản vải, bạn nên giặt khô hoặc mang tới những cửa tiệm giặt là chuyên nghiệp để giữ chất lượng vải tốt nhất. Viscose nguyên chất thường ứng dụng vào may quần áo đồng phục và đồ nội thất trang trí nhà cửa.
4.2 Rayon độ bền cao
Ngoài sở hữu những ưu điểm của vải viscose thông thường, chất liệu này còn có độ bền cao. Vải được tráng thêm chất hóa học hoặc cao su để ổn định kết cấu và chống ấm. Vì thế, chúng có khả năng chịu lực tốt và được ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm như: đai xe ô tô, lốp xe, trang phục yêu cầu khả năng chịu lực tốt,…
4.3 HWM Rayon
Loại vải HWM Rayon sở hữu đầy đủ các đặc tính của viscose thông thường nhưng có khả năng thấm hút ưu việt hơn. Nhờ đó mà khâu làm bóng và vệ sinh vải trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Đặc biệt, nhờ cải thiện được đặc tính kỵ nước nên loại vải này có thể giặt theo nhiều phương pháp mà không lo ảnh hưởng chất lương. HWM Rayon có thể ứng dụng may nhiều loại trang phục như: đồ thể thao, quần áo đồng phục,…
5. Ứng dụng của vải viscose
5.1 Ứng dụng trong ngành may mặc
Trong ngành may mặc, viscose được sử dụng phổ biến thay cho tơ lụa và hạ giá thành sản phẩm. Ứng dụng của chất liệu viscose rất đa dạng như: quần áo thường phục, đồ trượt tuyết, sơ mi. áo khoác nhẹ,… Thậm chí, vải sợi viscose còn có thể may vỏ chăn, vỏ gối, ga trải giường và rèm cửa.
5.2 Ứng dụng khác
Ngoài những ứng dụng trong ngành may mặc thời trang, viscose còn có sự linh động trong các lĩnh vực khác. Vải visco có giá thành tương đối rẻ lại có nhiều ưu điểm nổi bật nên được sử dụng cho nhiều lĩnh vực như: sản xuất lốp xe, sản xuất đai ô tô, sản xuất giấy bóng kính,…
6. Hướng dẫn bảo quản vải viscose
Muốn bảo quản vải visco và đảm bảo chất lượng của vải cần chú ý những điều sau:
- Nên giặt bằng tay với nước lạnh, hạn chế giặt bằng máy.
- Nếu bắt buộc phải giặt máy nên để chế độ giặt nhẹ, không sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh.
- Giặt xong nên tránh vắt vải mà sử dụng khăn bông khô để hấp thụ hết nước. Sau đó, treo vải lên móc và để khô tự nhiên.
7. Phân biệt vải viscose với các loại vải khác
Viscose, polyeste và modal có nhiều điểm giống nhau trong quy trình sản xuất cũng như các đặc tính những vẫn có sự khác biệt lớn.
7.1 Sự khác biệt giữa viscose và polyester
- 2 loại vải có cấu trúc sợi khá dài nhưng PE là sợi nhân tạo tổng hợp từ nhiều loại sợi khác nhau. Trái lại, viscose lại là chất liệu bán tổng hợp, sợi vải được từ từ sợi sinh học thiên nhiên nhưng sử dụng các chất hóa học trong quy trình sản xuất.
- PE có khả năng thấm hút cao hơn trong khi viscose lại hấp thụ nhiều nước hơn.
- Viscose lâu khô và dễ nhăn hơn PE.
- Trong quá trình sử dụng, PE bền chắc hơn vincose và cũng không bị co lại.
- Vải viscose có nguồn gốc từ thiên nhiên còn PE lại làm từ dầu mỏ.
- Polyeste có khả năng chống mòn, chống mối mọt còn viscose lại có khả năng đề kháng với axit.
7.2 Sự khác biệt giữa viscose và modal
- Khi ướt, vải modal không bị biến dạng, co lại, giữ độ bền tốt hơn viscose.
- Quá trình sản xuất 2 loại vải tương tự nhau nhưng sợi visco được xử lý qua nhiều công đoạn hơn. Nhờ đó, vải viscose có kết cấu vải nhẹ hơn, bền chắc hơn và thoáng khí tốt.
- Vải modal thân thiện hơn với môi trường do dùng natri hydroxit nồng độ thấp hơn viscose.
8. Bảng giá đồng phục được may từ vải Viscose
- Vải Viscose hội tụ rất nhiều ưu điểm nổi bật như dễ dàng phân hủy, thấm hút mồ hôi nhanh, mềm mại, thoáng mát,… Chính vì vậy, giá đồng phục sử dụng chất liệu vải Viscose cũng được rất nhiều khách hàng quan tâm, tìm kiếm.
- Hiện tại, giá sản phẩm được làm từ vải Viscose có mức giá trung bình khoảng từ 150.000vnđ đến gần 300.000vnd, phụ thuộc vào đơn hàng, áo dài tay hay ngắn tay khách hàng lựa chọn. Dưới đây là bảng giá tham khảo một số loại áo được may từ vải Viscose.
Số áo/chiếc | Áo cổ tròn vải Viscose | Áo cổ bẻ vải Viscose |
Áo sơ mi vải Viscose
|
5-9 | 165.000 vnd | 175.000 vnd | 27.000 vnd |
10-50 | 155.000 vnd | 165.000 vnd | 260.000 vnđ |
50–100 | 145.000 vnd | 155.000 vnd | 250.000 vnd |
Trên 100 | Thương lượng | Thương lượng | Thương lượng |
Bảng tham khảo giá áo đồng phục được may từ vải Viscose
Khách hàng lưu ý: Trên đây chỉ là bảng giá mang tính chất tham khảo. Nên nếu bạn cần thông tin rõ ràng hay chi tiết hơn thì hãy gọi tới hotline 0969.228.488 của chúng tôi để nhận sự hỗ trợ tốt nhất.
9. Nên may đồng phục vải Viscose ở đâu vừa uy tín vừa chất lượng?
- Đồng Phục Bốn Mùa được thành lập đến nay gần 15 năm. Đơn vị là một trong những địa chỉ chuyên tư vấn, thiết kế, sản xuất đồng phục vải Viscose nói riêng và các dòng vải khác nói chung uy tín, chất lượng hàng đầu trên thị trường.
- Với quy mô xưởng sản xuất rộng lớn lên đến 2000m2 kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại đã đáp ứng được 10.000 sản phẩm mỗi ngày dù là đơn hàng gấp hay đơn hàng lớn.
- Đồng thời với kinh nghiệm dày dặn, lâu năm cung cấp lên đến hàng trăm, hàng nghìn số lượng đồng phục cho các tổ chức, doanh nghiệp như Viettel, Cocacola, Ngân hàng Oceanbank, Biv, ngân hàng VPbank, VIB, MB Ageas, BIDV, Agribank, FPT, VNPT, Thế giới Sữa,… Nên sẽ mang đến cho khách hàng những bộ trang phục chỉn chu và hoàn hảo từ thiết kế đến lựa chọn chất liệu và hoàn thiện.
- Không dừng lại ở đó mỗi bộ đồng phục mang đến cho khách hàng được chúng tôi cam kết trên từng sản phẩm như :
9.1. Cam kết tư vấn, thiết kế miễn phí và chỉnh sửa đến khi nào bạn hài lòng nhất
Đồng Phục Bốn Mùa có đội ngũ nhân viên thiết kế giỏi chuyên môn, nghiệp vụ. Họ đã tạo ra rất nhiều mẫu đồng phục đạt “hiệu ứng” tốt đối với khách hàng. Do đó bạn đến với chúng tôi sẽ được tư vấn, thiết kế, chỉnh sửa những chi tiết nhỏ nhất đến khi nào bạn thấy hài lòng nhất.
9.2. Cam kết chất liệu sản phẩm 100% đạt tiêu chuẩn ngành may mặc
Đơn vị có kho vải rộng lớn lên 50 tấn vải. Tất cả dòng vải ở đây đều được chọn lọc từ loại cao cấp, có nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn chứng chỉ phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2017/BCT. Chính vì vậy, những sản phẩm bạn khoác lên người hoàn toàn đảm bảo sức khỏe, không gây dị ứng làn da.
9.3. Cam kết chính sách đổi hàng, hoàn hàng nhanh chóng
Đơn vị chúng tôi sẽ nhận hoàn tiền hoặc 1 đổi 1, hoàn hàng trong trường hợp sản phẩm bạn nhận được không đúng thiết kế, không đúng logo, không đúng hình ảnh, không đúng màu sắc, size số và không đúng yêu cầu của bạn.
9.4. Cam kết vận chuyển miễn phí và bảo hành từ 6 tháng đến 24 tháng áp dụng trên tất cả đơn hàng
Công ty cam kết sẽ vận chuyển miễn phí và bảo hành đến 24 tháng trên tất cả các sản phẩm. Chính vì vậy, chất lượng trên mỗi đơn hàng bạn hoàn toàn yên tâm khi nhận được.
9.5. Cam kết chính sách thanh toán đa hình thức
Để khách hàng thuận tiện hơn các giao dịch thì xưởng may đã cung cấp hình thức thanh toán trực tuyến và trực tiếp. Bạn có thể lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp và thuận tiện với mình nhất.
9.6. Cam kết dịch vụ CSKH hỗ trợ 24/7/365 ngày
Đồng Phục Bốn Mùa xây dựng hệ thống CSKH linh hoạt và tận tâm trên khắp 63 tỉnh thành Việt Nam. Đây sẽ là nơi cung cấp thông tin liên quan đến sản phẩm như màu sắc, bảng size, bảng màu, bảng giá và các chương trình khuyến mãi đang diễn ra, sắp diễn ra.
Đồng thời là nơi xử lý nhanh nhất các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ chúng tôi cung cấp. Dưới đây là những hình thức để liên hệ với Đồng Phục Bốn Mùa
- Địa chỉ văn phòng công ty tại Thủ đô Hà Nội: Số 33 Ngõ 102 – Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng công ty tại Thành Phố Hồ Chí Minh Số 88 Bạch Đằng – Phường 2- Quận Tân Bình – TP.Hồ Chí Minh
- Địa chỉ xưởng sản xuất thủ đô Hà Nội: Số 23-25, Ngõ 100 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
- Gmail: dongphucbonmua@gmail.com
- Hotline: 0969.228.488
- Fanpage: https://www.facebook.com/dongphucbonmua”
- Website:https://dongphucbonmua.com.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/dongphucbonmua
- Zalo: https://zalo.me/0969228488
- Kênh youtube: https://www.youtube.com/channel/UCSD7ktUc85yaQ9NUnOhH
Những bài viết liên quan:
- Vải kaki là gì? Ưu, nhược điểm và các loại vải kaki phổ biến
- Vải thun mè là gì? Các loại vải thun mè và đặc điểm mỗi loại vải
- Vải nylon là gì? Đặc điểm, tính chất & ứng dụng vải nylon
Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về vải Viscose mà bạn nên biết. Đồng Phục Bốn Mùa đã giúp bạn hiểu vải viscose là gì, tính chất, ưu nhược và ứng dụng của vải trong cuộc sống hàng ngày. Hy vọng bạn đã tích lũy thêm những kiến thức bổ ích về chất liệu vải cho mình nhé.