Vải lụa là một trong những chất liệu cao cấp, có nhiều ứng dụng trong may mặc với các ưu điểm vượt trội. Vải có rất nhiều loại khác nhau dựa vào tỷ lệ từng thành phần trong vải. Vì vậy để nhận biết cụ thể các loại vải bạn cần một số kỹ thuật. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại vải này trong bài viết của Đồng Phục Bốn Mùa nhé.
>>>> Tham khảo ngay: 20+ Tên các loại vải may mặc phổ biến, hợp xu hướng nhất hiện nay
1. Vải lụa là gì?
Vải lụa là loại vải cao cấp đã có mặt từ lâu tại nước ta, được dệt từ các loại tơ tự nhiên là chính. Các sợi tơ ấy được lấy từ quá trình tạo kén của một số côn trùng như bướm, tằm, hoặc loài nhện… Loại vải tốt nhất là được dệt từ sợi tơ tằm. Loại tơ quý hiếm như tằm tạo nên những thớ vải mềm mại, sang trọng, có bề mặt sáng mịn, mỏng và nhẹ.
Từ xa xưa, vải lụa được biết đến là một chất liệu cực phẩm trong ngành thời trang. Cho đến nay giá trị của nó vẫn được giữ nguyên vẹn. Nhắc đến lụa, người ta sẽ nghĩ ngay đến vẻ đẹp dịu dàng, mặn mà nhưng không kém phần sang trọng và tinh tế. Đó là lý do nó trở thành loại vải được ưa chuộng nhất trong ngành may mặc từ quần áo, chăn ga gối đệm cho đến các vật trang trí.
2. Nguồn gốc của vải lụa
Nghề dệt lụa vốn là nghề có tại Trung Quốc cách đây hơn 6000 năm TCN. Ở thời đó, vải lụa là chất liệu chỉ dành cho vui chúa và tầng lớp quý tộc, quan lại,… Về sau khi xã hội đã phát triển hơn, nó đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi với hầu hết tầng lớp trong xã hội.
Chất lụa tại Việt Nam bắt nguồn từ thời Hùng Vương thứ 6. Ở thời điểm này, nghề chăn tằm, ươm tơ cũng đã xuất hiện tại huyện Ba Vì. Cho đến hiện tại, làng nghề sản xuất lụa truyền thống tại Việt Nam vẫn được bảo tồn và giữ vững vẹn nguyên như bao đời nay.
>>> Đừng bỏ lỡ: Vải spandex là gì? Đặc tính, ứng dụng & phân loại vải Spandex
3. Tính chất của vải lụa
Vải lụa xuất hiện đã lâu nhưng tới nay vẫn giữ nguyên những đặc tính rất riêng của nó.
3.1. Tính chất vật lý
- Đây là loại vải được dệt từ sợi tự nhiên có độ bền nhất trong các loại chất liệu.
- Độ co giãn của vải ở mức tương đối.
- Bề mặt vải mềm, mịn, mượt.
- Khi có tia sáng chiếu vào, bạn sẽ nhìn thấy rõ sự phản chiếu óng ánh rất tự nhiên của lụa qua nhiều góc cạnh khác nhau.
3.2. Tính chất hóa học
- Vải có khả năng giữ nước tương đối, lên đến 11% trọng lượng của vải.
- Vải không tan trong nước, nhưng sẽ kém bền đi 20% nếu bị ướt.
- Tan trong dung dịch sulphuric acid nhưng không tan trong dung dịch mineral acid.
- Dễ bị sâu bọ phá hoại khi vải bị bẩn.
- Vải phân hủy theo sinh học.
4. Ưu, nhược điểm của vải lụa
Với những đặc tính kể trên rõ ràng bạn có thể thấy được nhiều ưu điểm vượt trội của vải lụa để cho ra đời những bộ trang phục tinh tế và lộng lẫy. Tuy nhiên loại vải này cũng có một số hạn chế nhất định như dưới đây.
4.1. Ưu điểm
Vải lụa có các ưu điểm nổi bật như:
- Giúp thiết kế trang phục vừa nhẹ, bền, lại có màu sáng bóng tự nhiên.
- Mặc vào mùa hè rất mát và ấm áp vào mùa đông.
- Vải có độ hút ẩm rất cao lên đến 30 – 35% hơi nước.
- Tính chịu nóng khá cao, dù gia nhiệt tới 110 độ C thì bề ngoài của vải vẫn nguyên vẹn.
- Nhờ được làm từ các sợi tự nhiên nên vải không làm kích ứng da.
- Là loại vải thân thiện với môi trường.
4.2. Nhược điểm
Dù có nhiều ưu điểm như vậy, vải lụa vẫn còn một số hạn chế sau:
- Giá thành cao, vì rất nhiều tính năng mà vải mang lại, cùng với nguồn gốc là loại vải dành cho vua chúa xưa nên nó càng trở nên cao cấp và có giá trị.
- Vải có độ co giãn chỉ ở mức tương đối.
- Dễ bị côn trùng làm hư hỏng nếu làm bẩn vải.
5. Có các loại vải lụa nào?
Ngày nay, trên thị trường kinh doanh rất nhiều loại vải lụa với những đặc điểm khác nhau phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Cùng điểm qua những loại vải đang được sử dụng phổ biến nhất bạn nhé.
5.1. Vải lụa cotton
Lụa cotton là loại vải có nhiều đặc điểm nổi bật như độ sáng bóng cao, có khả năng chống tĩnh điện, vải mặc bền trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau và không bị nhăn khi giặt. Do đó đây là loại vải rất thời trang và được ứng dụng nhiều trong ngành may mặc.
5.2. Vải lụa tơ tằm
Lụa tơ tằm được coi là loại vải cao cấp nhất hiện nay. Nó được sử dụng nhiều trong dòng trang phục sang trọng như đầm dạ hội, áo dài và lễ phục. Về màu sắc, trang phục từ lụa tơ tằm có màu khá đơn giản, thường là đơn sắc. Hoa văn trên vải cũng rất giản dị và truyền thống nhưng không kém phần tinh tế.
5.3. Vải lụa gấm
Lụa gấm là loại vải kết tinh nhiều ưu điểm nổi trội nhất từ 2 chất liệu cao cấp là lụa và gấm. Nhờ đó vải không chỉ có độ mềm mịn, dày dặn mà còn nhiều màu sắc, họa tiết sang trọng. Vải thường được sử dụng cho trang phục lễ hội, dự tiệc hoặc sản xuất chăn ga gối đệm cao cấp.
5.4. Vải lụa satin
Lụa satin cũng là chất liệu làm từ sợi tơ tằm, được áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn nên vải có sự đan kết chặt chẽ giữa sợi ngang và sợi dọc. Do đó, vải có độ bóng mịn cao và độ bền vượt trội và giá cả của nó cũng cao hơn hẳn các loại vải khác.
5.5. Vải lụa cát
Đây là loại vải lụa mềm, mỏng và rũ nên được ứng dụng nhiều trong các trang phục áo dài. Điểm đặc biệt nhất tạo nên chất riêng của lụa cát chính là do bề mặt vải hơi nhám. Khi vải cọ xát nhẹ vào nhau có cảm giác giống như những hạt cát đang chuyển động rất độc đáo.
5.6. Vải lụa Twill
Lụa Twill là chất liệu được dệt theo kiểu đan chéo, có kết cấu vải rất bền và vững chắc. Nguyên liệu chính để tạo nên vải lụa Twill là tơ tằm cùng với cách dệt chắc chắn nên vải có độ dày cao hơn các loại vải thông thường. Hơn nữa, vải vẫn giữ được độ mềm mại và bóng mượt vốn có của nó cho nên rất được yêu thích. Đặc biệt, độ bóng mượt của Twil khác với Satin nên nó phù hợp với nhiều nhà thiết kế và nhiều độ tuổi khác nhau.
5.7. Vải lụa đũi
Lụa đũi là chất liệu được dệt từ sợi vải thô và sợi tơ tằm. Ban đầu vải lụa đũi chỉ có một vài màu với họa tiết đơn giản nhưng hiện nay nó đã được in rất nhiều họa tiết, hoa văn càng làm vải trở nên cá tính và phong phú hơn. Ngoài ra, vải có bề mặt khá thô nên thường được dùng để may áo sơ mi nam, quần tây,… hoặc khăn quàng cổ.
5.8. Vải lụa Chiffon
Lụa Chiffon được dệt hoàn toàn từ chất liệu tự nhiên nên những sợi dệt thường có đặc điểm là khá mỏng, có thể thấy xuyên thấu. Do vậy khi may cần lưu ý may thêm phần vải bên trong để trang phục được tinh tế hơn. Vải được sử dụng trong các bộ váy cưới, áo đi chơi, đi dự tiệc,…
Ngoài ra trên thị trường hiện nay còn có rất nhiều loại vải lụa khác như: vải lụa tuyết, vải lụa thun, vải lụa Thái Tuấn (Thái Tuấn là tên cửa hàng), vải lụa Nhật, vải lụa nhung, vải lụa Hàn Quốc,… Mỗi loại đều có công dụng và đặc tính riêng bạn có thể tìm hiểu thêm nhé.
6. Phân biệt vải lụa như thế nào?
Vải lụa được biết đến là chất vải cao cấp và có giá cao vì sợi tơ tằm tự nhiên làm nên vải rất đặc biệt. Để hạ giá thành và bán được cho nhiều đối tượng khách hàng hơn, nhà sản xuất đã pha giữa sợi tơ tằm và sợi nylon, polyester,… Vậy nên việc phân biệt vải lụa hoàn toàn từ sợi tự nhiên và lụa tổng hợp không phải là điều dễ dàng. Sau đây là một số gợi ý phân loại dành cho bạn tham khảo.
6.1. Dựa vào nhiệt độ
Bạn có thể nhận biết chất liệu lụa bằng cách đốt cháy sợi vải. Lụa tự nhiên 100% là vải khi đốt có mùi khét như mùi tóc cháy là do các chất hữu cơ phát ra và tro có dạng bột. Còn sợi tổng hợp sau khi đốt có mùi của nhựa và tro vải bị vón cục lại. Bạn có thể dựa vào độ cứng của tro để nhận biết mức độ pha ít hay nhiều của sợi tổng hợp.
6.2. Dựa vào giá
Có lẽ nhiều bạn sẽ thắc mắc làm sao để đốt vải lụa khi nó đã may thành trang phục? Vậy thì cách thứ hai sẽ rất hữu ích dành cho bạn đấy. Bạn chỉ cần đối chiếu giá cả trên thị trường, nếu là vải lụa tơ tằm 100% sẽ có giá đắt hơn vải thông thường là hơn 100,000 VNĐ trên một mét vải.
Còn nếu là lụa pha tức là đã pha trộn chất liệu khác nên có giá rẻ hơn chỉ dao động từ 40 – 60 ngàn trên một mét vải. Ngoài ra, các bạn nên lựa chọn các địa chỉ may uy tín để mua đúng giá hơn.
6.3. Dựa vào giác quan
Ngoài hai cách nhận biết trên, bạn còn có thể quan sát tính chất vật lí của nó để phân biệt. Nếu là chất liệu lụa tơ tằm 100% sẽ không có màu trắng tinh khiết hoàn toàn, sợi vải tơ tằm thật cũng mịn màng và mềm hơn. Trái lại, vải tổng hợp sẽ có màu trắng tinh dễ thấy.
7. Quy trình sản xuất vải lụa
Để làm ra một sản phẩm vải lụa tơ tằm, người thợ phải thực hiện rất nhiều công đoạn rất tỉ mỉ.
Công đoạn 1 – Nuôi tằm: Bạn có biết một tấm vải đẹp cần đến bao nhiêu con tằm nhả tơ mới làm nên không? Câu trả lời là rất nhiều con tằm. Thức ăn chính của loài tằm là lá dâu hoặc lá sắn. Người thợ sẽ tùy thuộc vào vòng đời của tằm để cho chế độ ăn phù hợp. Những con tằm con ăn lá non, mềm, còn tằm lớn thì cho ăn lá cứng hơn. Khi tằm đã phát triển đến 3 phần của vòng đời thì được chuyển đến nơi nhả tơ và tạo kén.
Công đoạn 2 – Nhả sợi kén: Ban đầu, tằm sẽ nhả những sợi tơ để định vị tổ kén. Sau đó tằm sẽ chui vào trong kén để thực hiện nhả sợi. Trung bình tằm di chuyển theo vòng số 8 khoảng 3000 vòng sẽ nhả ra khoảng 1000km tơ. Sợi tơ được tiết ra từ nước bọt của con tằm. Nó là một loại Protein ở dạng lỏng, màu trong suốt, có độ nhớt và bị đông lại nếu gặp không khí. Khi tằm đã nhả hết tơ sẽ nằm trong kén và hóa thành nhộng.
Công đoạn 3 – Ươm tơ: Sau khoảng 1 tuần từ khi tằm nhả tơ, người thợ thì phải lấy kén ngâm trong nước sôi, đảo đều để vỏ kén bên ngoài bong ra. Sau đó, họ rút những sợi tơ bên trong ra rồi chập 10 sợi tơ thành 1 và quấn vào con quấn tơ chuyên dụng.
Công đoạn 4 – Dệt sợi và nhuộm: Sau khi có những sợi tơ, người thợ tiến hành dệt thành những tấm vải. Đây là quá trình quyết định độ dày mỏng của tấm lụa. Dệt xong, họ sẽ đem vải đi nhuộm từ màu trắng ngà thành những màu đặc sắc khác hoặc in họa tiết lên vải rồi phủ bóng.
Tại các làng nghề truyền thống, người thợ thường nhuộm vải bằng lá cây hoặc các loại rau củ để giữ được sự tự nhiên vốn có. Tuy nhiên việc nhuộm bằng nguyên liệu thiên nhiên sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với nhuộm bằng chất tổng hợp.
8. Ứng dụng của vải lụa trong đời sống
Hiện nay chất lụa đang đựa ưa chuộng và có mặt trong rất nhiều sản phẩm thời trang lẫn trang trí nội thất.
8.1. Trong may mặc
Vải lụa được tin dùng để thiết kế và sản xuất ra đa dạng các loại trang phục với nhiều phong cách thời trang khác nhau. Nhờ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, vải được sử dụng để may các trang phục mùa hè như: váy liền tơ tằm, áo sơ mi, đồ ngủ lụa, nhung,… Bên cạnh đó, loại vải này còn thích hợp để may quần áo mùa đông vì có khả năng tĩnh điện và giữ nhiệt tốt.
8.2. Trong nội thất
Trong trang trí nội thất, vải lụa cũng được tin dùng và sản xuất ra các loại thành phẩm như bọc ghế hoàng gia, rèm cửa, màn,… Nhờ đặc tính cao cấp của vải, đồ trang trí bằng lụa sẽ giúp căn nhà của bạn trở nên rất sang trọng và ấn tượng.
Hơn thế, lụa còn rất được ưa thích để sản xuất chăn ga gối đệm. Lụa có thể nhuộm thành nhiều màu sắc trẻ trung cùng với độ mềm mịn, thoáng mát của vải nên càng được quý trọng. Hiện nay có nhiều thương hiệu nổi tiếng sử dụng lụa làm đồ nội thất như: Sông Hồng, Hanvico, Everon, Everhome, Forever,…
Bên cạnh các ứng dụng kể trên, vải lụa còn có công dụng làm bọc cách điện, áo chống độc, dệt vải dù, làm kim khâu cho bác sĩ, hoặc làm giấy viết,.. Như vậy có thể thấy chất lụa có rất nhiều tính năng hữu ích và cao cấp, đem lại cho người dùng cảm giác thoải mái, hài lòng.
9. Vải lụa bao nhiêu 1 mét ?
Như đã nói ở trên, vải lụa là loại vải cao cấp trong các loại vải hiện nay. Do vậy giá cả của nó sẽ cao hơn những loại vải thông thường khác. Giá 1 mét lụa loại dày, khổ 120cm và in hoa văn sẽ có giá từ 900.000 – 1.000.000 đồng/mét. Bạn nên lựa chọn các địa chỉ uy tín, ,có tiếng để mua vải nhằm tránh tình trạng lên giá hay vải kém chất lượng.
10. Cách phân biệt vải lụa 100% tơ tằm và vải lụa có Polyester
Trên thị trường hiện nay xuất hiện một số nhà sản xuất pha trộn Polyester vào thành phần vải lụa giảm giá thành nhằm thu lợi nhuận. Do đó để chọn đúng vải 100% lụa tơ tằm, bạn nên chú ý những điều sau:
- Đốt vải và ngửi nếu có mùi khét như tóc và phần tro sau khi đốt có dạng bột thì đây là lụa tơ tằm 100%.
- So sánh giá cả của vải nếu là lụa 100% tơ tằm sẽ có giá khoảng trên 100 ngàn đồng/ mét còn nếu loại vải lụa pha sẽ rẻ hơn nhiều.
- Lụa tơ tằm thật sẽ có màu trắng hơi đục khác với màu trắng tinh của lụa pha.
- Ngoài ra bạn có thể cảm nhận bằng tay, nếu sờ vào vải tơ tằm sẽ cảm thấy mát lạnh, mềm mịn, nhẹ nhàng và nhìn rất trơn bóng.
11. Những cách bảo quản vải lụa đúng nhất
Vải lụa không khó bảo quản nhưng nếu muốn giữ vải lụa bền hơn bạn cần sử dụng một số cách thức như sau:
11.1. Cách giặt vải lụa
- Chỉ sử dụng xà phòng tắm hoặc dầu gội đầu để giặt vải nhằm hạn chế sự biến dạng hoặc thay đổi cấu trúc vải.
- Những loại lụa có màu sắc sặc sỡ sẽ rất dễ phai màu. Do đó, bạn nên giặt riêng đồ trắng và đồ màu để tránh bị lem.
- Nên giặt nhẹ tay, tránh ngâm vải quá lâu và không vắt quá mạnh.
- Để giữ màu vải lâu hơn bạn có thể nhỏ thêm vài giọt giấm vào nước xả cuối.
11.2. Cách bảo quản vải lụa
- Không phơi sản phẩm từ lụa dưới ánh nắng trực tiếp, nắng sẽ làm các sợi lụa giòn và dễ gãy hơn.
- Vải lụa tự nhiên có đặc điểm khá mỏng nên khi ủi đồ bạn dùng bàn ủi hơi nước hoặc chỉ ủi khi đồ còn ẩm và chỉ nên ủi ở mặt trái của sản phẩm.
12. Bảng giá vải lụa trên thị trường
Vải lụa đang là một trong những chất liệu được rất nhiều đơn vị sản xuất đồng phục sử dụng trong thiết kế, cung cấp cho khách hàng. Giá của vải lụa được nhiều khách hàng quan tâm, sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại lụa (tự nhiên hay tổng hợp), chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của vải.
Trên thị trường Việt Nam được sử dụng phổ biến là loại lụa khổ 120m có giá dao động từ 350.000 – 800.000 đồng/mét và lụa dày là 900.000 đồng/mét. Dưới đây là bảng giá vải lụa trên thị trường bạn tham khảo.
Khổ vải | Vải lụa mỏng | Vải lụa dày | |
Cận dưới | Cận trên | ||
90cm | 121.000 | 165.000 | 440.000 |
120cm | 193.000 | 440.000 | 495.000 |
150-1560cm | 990.000 |
Bảng tham khảo giá giá vải lụa trên thị trường
13. Hệ thống bảng màu của vải lụa
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đồng Phục Bốn Mùa đã xây dựng chi tiết và rõ ràng bảng màu vải lụa. Đơn vị có kho vải rộng lớn với sức chứa trên 50 tấn vải, nên dù bạn chọn vải lụa tự nhiên hay nhân tạo thì chúng tôi luôn luôn có hàng.
Bên cạnh đó Đồng Phục Bốn Mùa cũng giúp bạn phối các màu sắc lại với nhau. Tạo ra những bộ outfit độc đáo, ấn tượng. Dưới đây là bảng màu vải lụa chúng tôi cung cấp đến cho khách hàng.
14. Cách phân biệt vải lụa Việt Nam, lụa Hàn Quốc và lụa Trung Quốc
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải phổ biến như lụa Việt Nam, lụa Hàn Quốc và lụa Trung Quốc. Tuy nhiên, để phân biệt được các loại vải này không phải ai cũng biết. Sau đây, hãy cùng Đồng Phục Bốn Mùa tìm cách phân biệt 3 loại vải: lụa Việt Nam – Hàn Quốc – Trung Quốc:
14.1. Nhận biết vải lụa Việt Nam
- Lụa Việt Nam được ưa chuộng không chỉ bởi chất liệu mềm mại mà còn bởi đặc tính tự nhiên và thủ công cao. Một trong những cách nhận biết đáng tin cậy nhất là thông qua cảm giác chạm. Lụa tơ tằm dệt thủ công Việt Nam thường mềm mượt, khi chạm vào có cảm giác mát, đem lại sự thoải mái cho người mặc.
- Ngoài ra, một phương pháp kiểm tra độ bền của lụa Việt Nam là vò nát lụa rồi thả tay ra. Nếu lụa về nguyên hình dáng ban đầu mà không biến dạng, thì chắc chắn đó là lụa tơ tằm thủ công Việt Nam chất lượng cao.
- Hoa văn của lụa Việt Nam thường đơn giản, được tạo nên ngay từ khi dệt vải, không cần qua bước in ấn hay thêm sắc màu nhân tạo. Sự tự nhiên và tinh tế trong hoa văn là một đặc điểm độc đáo của lụa Việt Nam.
- Không chỉ thế, khổ vải cũng là một chỉ số quan trọng để nhận biết lụa Việt Nam. Hầu hết các làng nghề dệt ở Việt Nam thường sản xuất vải có 2 loại khổ vải phổ biến là 0,9m và 1,15m, phản ánh sự truyền thống và đa dạng của ngành dệt lụa tại đất nước này.
14.2. Nhận biết vải lụa Trung Quốc
- Một trong những đặc điểm nhận biết phổ biến nhất là tính nhăn nhúm của vải. Lụa Trung Quốc thường có nhăn, không mịn màng như lụa Việt Nam.
- Hình in trên vải lụa Trung Quốc thường được tạo ra sau khi dệt bằng phương pháp in phun, không tự nhiên như hoa văn của lụa Việt Nam. Sự phong phú và sặc sỡ của hình ảnh và màu sắc thường là một đặc điểm đáng chú ý của lụa Trung Quốc.
- Khổ vải của lụa Trung Quốc thường rất phong phú và đa dạng, không giới hạn về kích cỡ, do tỉ lệ pha của polyester, nilon nhiều. Điều này làm cho lụa Trung Quốc thường có cảm giác không tự nhiên và không mềm mại như lụa thật.
14.3. Nhận biết vải lụa Hàn Quốc
- Lụa Hàn Quốc thường mềm mại, mịn màng và thoáng mát khi tiếp xúc với da.
- Độ co giãn cao là một trong những đặc điểm nổi bật của vải lụa Hàn Quốc. Chất liệu vải có độ co giãn cao giúp tạo ra sự thoải mái và uyển chuyển cho người mặc, đặc biệt khi làm áo dài.
- Công nghệ dệt của Hàn Quốc thường kết hợp sợi co giãn vào lụa tự nhiên, tạo ra sự đàn hồi tốt và thoải mái cho người mặc. Điều này làm cho lụa Hàn Quốc trở thành lựa chọn phổ biến trong thời trang và may mặc.
Cuối cùng, giá cả của lụa Hàn Quốc thường phải chăng và hợp túi tiền. Điều này làm cho lụa Hàn Quốc trở thành lựa chọn phổ biến cho người tiêu dùng muốn sở hữu sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý.
15. Đồng Phục Bốn Mùa – Địa chỉ tư vấn, thiết kế, sản xuất trang phục bằng vải lụa hàng đầu hiện nay
Đồng Phục Bốn Mùa đang là một trong những địa chỉ được khách hàng đánh giá cao các sản phẩm trong thời gian vừa qua. Đơn vị có nhiều ưu điểm tuyệt vời mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích khi lựa chọn sản phẩm của chúng tôi, bao gồm:
15.1 Quy trình sản xuất tân tiến, hiện đại, chất lượng bậc nhất
Đồng Phục Bốn Mùa sở hữu quy mô sản xuất rộng lớn lên đến 2000m2 kết hợp máy móc công nghệ mới nhất. Mang đến cho khách hàng một quy trình sản xuất hiện đại, chất lượng cao vì vậy giá thành cạnh tranh nhất trên thị trường.
15.2 Tư vấn và thiết kế miễn phí trên từng sản phẩm cho khách hàng
Đơn vị luôn sẵn sàng tư vấn và thiết kế miễn phí, tùy chỉnh theo yêu cầu cho bạn trên từng sản phẩm. Đồng thời chúng tôi có hàng trăm mẫu thiết kế có sẵn để bạn tham khảo.
15.3 Đơn vị sở hữu đội ngũ nhân viên cực kỳ chuyên nghiệp
Toàn bộ những nhân viên thiết kế tại Đồng Phục Bốn Mùa đều được tuyển chọn từ các trường đại học danh tiếng trên cả nước. Họ không những chuyên môn giỏi mà còn biết làm việc theo nhóm. Giúp bạn tạo ra các mẫu đồng phục phù hợp với yêu cầu và phong cách của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
15.4 Thời gian giao hàng đúng hẹn, đúng cam kết ký trước đó
Đơn vị luôn lấy chữ tín làm nền tảng để phát triển và xây dựng thương hiệu. Do đó dù đơn hàng bạn đặt có giá trị nhỏ hay to chúng tôi luôn thực hiện đúng như cam kết, sẽ không khiến bạn phải bận tâm.
15.5 Có nhiều chương trình ưu đãi siêu hấp dẫn liên tục diễn ra
Công ty thường xuyên tổ chức nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn nhằm tri ân tới tất cả khách hàng mới, khách hàng thường xuyên, khách hàng VIP như giảm giá lên đến 30% giá trị sản phẩm, tặng quà sinh nhật, thẻ mua hàng.
15.6 Chính sách 1 đổi 1 và bảo hành từ 6 đến 12 tháng cho tất cả đơn hàng
Chúng tôi áp dụng chính sách 1 đổi 1 và bảo hành từ 6 đến 12 tháng. Nên khi bạn mua các sản phẩm công ty chúng tôi hoàn toàn yên tâm từ chất vải đến thiết kế. Phần lớn dịch vụ này của công ty đều được khách hàng đánh giá rất tốt.
15.7 Chương trình CSKH áp dụng trên 63 tỉnh, thành
Đơn vị luôn muốn mang đến cho khách hàng những ấn tượng tốt nhất và trải nghiệm mượt mà khi đến với chúng tôi. Do đó đã xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng trên toàn quốc. Tại đây sẽ tư vấn cho bạn mọi thông tin liên quan đến sản phẩm như chất liệu vải, thiết kế, giá thành.
Đồng thời đây cũng là nơi sẽ tiếp nhận và xử lý nhanh nhất tất cả mọi thắc mắc hay khiếu nại của khách hàng về bất kỳ dịch khiến bạn không hài lòng. Bên cạnh đó việc liên hệ với bộ phận CSKH cũng giúp bạn cập nhật thông tin nhanh nhất các chương trình khuyến mãi chuẩn bị diễn ra, đang diễn ra để mua được những bộ trang phục có siêu ưu đãi.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để chọn được sản phẩm ưng ý hoặc tham khảo thêm về các mẫu quần áo, váy, đồng phục mới ra nhé!
- Văn phòng công ty tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 102 – Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng công ty tại Hồ Chí Minh: Số 88 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
- Địa chỉ xưởng sản xuất tại Hà Nội: Số 23-25, Ngõ 100 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
- Gmail: dongphucbonmua@gmail.com
- Hotline: 0969.228.488
- Fanpage: https://www.facebook.com/dongphucbonmua”
- Website: https://dongphucbonmua.com.vn/
Những bài viết cùng chủ đề:
- Vải sợ tổng hợp là gì? Đặc điểm, phân loại vải sợi nhân tạo
- Vải Flannel là gì? 6 cách phối đồ với áo vải flannel cực chất
- Vải nỉ là gì? Ưu nhược điểm, phân loại và ứng dụng của vải nỉ
Đồng Phục Bốn Mùa hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết hữu ích về vải lụa để có thể chọn, phân biệt và bảo quản chất liệu này thật tốt. Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn cách đặt may loại vải này thì hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn cam kết sản phẩm cao cấp với giá cả hợp lý nhất cho quý khách hàng.