Vải kaki là gì? Ưu, nhược điểm và các loại vải kaki phổ biến

Trong ngành may mặc, có rất nhiều loại vải khác nhau tùy vào mục đích sử dụng mà các doanh nghiệp thường cân nhắc lựa chọn. Một trong các loại vải phổ biến nhất hiện nay là vải kaki. Vậy vải kaki là gì? Nó có các ưu nhược điểm nào? Cùng Đồng Phục Bốn Mùa tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

>>>> Tham khảo: 20+ Các loại vải may để may đồng phục phổ biến, hợp xu hướng nhất hiện nay

1. Vải kaki là gì? Đặc điểm chung các loại vải kaki phổ biến

Tất tần tật những thông tin về vải kaki và những đặc điểm của chúng sẽ được giải đáp ngay dưới đây, hãy cùng tham khảo.

1.1 Vải kaki là gì?

Vải kaki là loại vải có thành phần cấu tạo từ 100% sợi tự nhiên (cottton), hay tùy vào mục đích sử dụng mà các loại vải sẽ được kết hợp giữa cotton và sợi tổng hợp. Loại vải này có tính bền, thấm hút, có độ co giãn tốt. Thường được ứng dụng để may đồng phục công sở, đồng phục học sinh, đồng phục công nhân,…

Vải kaki
Vải kaki có độ bền cao

1.2 Nguồn gốc của chất liệu vải kaki

Vải kaki có nguồn gốc từ Ấn Độ và xuất hiện vào đầu thế kỉ 19. Vì chất kaki có màu nâu đất nên rất dễ để ngụy trang, nên Harry Bernett Lumsden đã dùng vải này để làm quân phục. Ngoài ra, so với loại vải quân phục với màu sáng, dễ nóng, vải thun kaki mỏng, thoáng mát và nhẹ hơn.

Cho đến ngày nay, kaki luôn là loại vải được các nhà may mặc hay khách hàng lựa chọn sử dụng. Bởi, kaki có những ưu điểm mà không phải loại vải nào cũng có được.

Vải kaki
Vải kaki xuất hiện vào đầu thế kỷ 19

    Nhận 03 mẫu thiết kế đồng phục chỉ sau 10 phút

    1.3 Kaki là màu gì?

    Kaki còn có tên gọi là Khaki, là tên của màu nâu nhạt pha với chút vàng. Vì theo từ ngữ gốc, Khaki còn có nghĩa bụi hay đất màu, vì vậy màu khaki ý nói màu giống như bụi hay đất màu vậy.

    Vải kaki
    Kaki có màu nâu nhạt

    1.4 Các tone màu kaki

    Nhắc đến màu kaki thì sẽ có các tone màu chính sau:

    • Màu kaki nguyên bản
    • Màu kaki nhạt
    • Màu kaki đậm hay sẫm màu
    • Màu kaki xanh
    Vải kaki
    Kaki có 4 tone màu chủ yếu

    2. Ưu, nhược điểm của chất liệu vải kaki

    Kaki là loại vải được rất nhiều người sử dụng trong may áo quần thường ngày, may đồng phục,… Vậy lí do vì sao kaki lại được nhiều người ưu ái lựa chọn như vậy? Hãy cùng Đồng Phục Bốn Mùa tìm hiểu thêm nhé!

    2.1 Ưu điểm

    Một số điểm khiến ai cũng tin tưởng kaki có thể kể đến như:

    • Vải có độ bền cao, không bị nhăn hay xù lông: Với thành phần cấu tạo chủ yếu từ sợi cotton nên vải có độ bền tuyệt vời. Việc vải bị nhăn hay xù lông thì bạn cũng không cần lo lắng nữa.
    • Khi mặc tạo cảm giác thoải mái và thoáng mát: Vì vải làm từ sợi tự nhiên nên có độ thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác không bị bí bách.
    • Dễ nhuộm màu
    • Vải thân thiện với môi trường: Kaki có thể có khả năng phân hủy khi không sử dụng một thời gian dài.
    vải kaki
    Vải Kaki có độ bền cao

    2.2 Nhược điểm

    Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời như vậy thì vải kaki cũng có các nhược điểm như:

    • Giá thành cao: Đối với một loại vải có nhiều ưu điểm như vậy thì giá thành cao cũng phù hợp. Bạn có thể cân nhắc mua loại vải có sự pha trộn giữa cotton và sợi tổng hợp khác để giá thành có thể giảm xuống.
    • Chỉ phù hợp may cắt đơn giản: Vải khá cứng, co dãn không tốt nên chỉ phù hợp với các kiểu may không quá cầu kì.
    Vải kaki
    Vải kaki thân thiện với môi trường, dễ thấm hút mồ hôi

    >>>> Đừng bỏ lỡ: Vải thun mè là gì? Các loại vải thun mè và đặc điểm mỗi loại vải

    3. Các loại vải kaki trên thị trường hiện nay và ứng dụng

    Tùy theo mục đích sử dụng và giá thành nên kaki được biến tấu thành nhiều loại khác nhau.

    3.1 Vải kaki thun

    Vải kaki thun là loại vải may đồng phục công sở rất được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với sự đa dạng về màu sắc nhưng giá cả không quá cao khiến cho các doanh nghiệp có xu hướng chọn loại vải này.

    Đặc điểm:

    • Có độ dày tương đối.
    • Độ co giãn tốt nên tạo sự thoải mái khi mặc.
    • Đa dạng về màu sắc.
    • Giữ đúng form dáng khi mặc, tạo tính thẩm mỹ.

    Ứng dụng: Loại vải này thường dùng để may vest nam nữ, quần tây công sở nhưng giá không quá cao.

    Vải kaki
    Vải kaki thun có tính mền mịn

      Nhận 03 mẫu thiết kế đồng phục chỉ sau 10 phút

      3.2 Vải kaki thô

      Vì được pha thêm với các chất liệu vải thô nên loại vải còn có tên gọi là kaki không thun.

      Đặc điểm:

      • Bề mặt khá thô ráp, hiện rõ nét đan chéo của các sợi vải.
      • Vải có độ cứng cao.
      • Ít nhăn khi giặt ủi.

      Ứng dụng: Vải thường được dùng để mai quần tây cho nam.

      Vải kaki
      Kaki thô ít nhăn khi giặt ủi

      3.3 Vải kaki cotton

      Kaki cotton được làm từ 100% sợi tự nhiên (cotton). Với độ thấm hút cao, tạo cảm giác thoáng mát khi mặc nên được nhiều doanh nghiệp chọn lựa. Đây là loại vải được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến tại Việt Nam.

      Đặc điểm:

      • Sợi vải mỏng, mềm nhẹ, tạo cảm giác mát lạnh khi sờ vào.
      • Độ thấm hút khá tốt, tạo cảm giác thoải mái.
      • Vải láng mịn, có độ co dãn cao.

      Ứng dụng: Thường sử dụng để may đầm, quần tây, vest; may chân váy đồng phục công sở, vest công sở nữ với ngân sách vừa phải.

      Vải kaki
      Kaki cotton được làm từ 100% sợi tự nhiên

      3.4 Vải kaki lụa

      Kaki lụa là loại vải có bề mặt mềm mại, chất liệu nhẹ hơn so với vải loại kaki truyền thông.

      Đặc điểm:

      • Mỏng nhẹ, có cảm giác mát và mềm mại khi sờ vào.
      • Có độ bền cao, không phai màu.
      • Giá thành cao hơn so với các loại vải khác.

      Ứng dụng: Vải thường được dùng để may áo sơ mi, đầm váy cho nữ.

      Vải kaki
      Kaki lụa có bề mặt mềm mại

      3.5 Vải kaki polyester

      Vải kaki polyester là loại vải này có thành phần cấu tạo kết hợp giữa sợi cotton và sợi PE (Polyester) hay 100% sợi PE.

      Đặc điểm:

      • Vải có độ bền cao.
      • Chống thấm nước tốt.
      • Thấm mồ hôi khá kém, ít co dãn.
      • Màu sắc đa dạng.

      Ứng dụng: Vải này thường được dùng để may áo khoác, tạp dề, túi xách,…

      Vải kaki
      Kaki PE có độ chống thấm nước tốt

        Nhận 03 mẫu thiết kế đồng phục chỉ sau 10 phút

        3.6 Vải kaki pangrim

        Kaki Pangrim với thành phần chính là sợi tổng hợp và sợi tự nhiên. Vải có nguồn gốc từ Hàn Quốc nên thường được gọi là Kaki pangrim Hàn Quốc.

        Đặc điểm:

        • Dày dặn, có độ bền đẹp cao.
        • Vải còn rất bền màu, không phai, không xù.

        Ứng dụng: Thường dùng để may áo đầu bếp cao cấp, đồng phục bảo hộ lao động.

        Vải kaki
        Kaki Pangrim có độ bền, đẹp

        3.7 Vải kaki tuyết mưa

        Vải tuyết mưa là loại vải được làm từ thành phần sợi như PE, nylon, spandex, viscose, sợi anyon. Đây là loại vải nằm trong phân khúc tầm trung và được sản xuất trên dây chuyền tại Việt Nam.

        Đặc điểm:

        • Do có chứa sợi spandex nên vải có độ co dãn tốt, đàn hồi cao.
        • Vải mềm và có độ thấm hút giúp tạo sự thoải mái.
        • Vải khá bền và chắc.
        • Vải nhẵn, không bị xù lông.
        • Họa tiết và màu sắc đơn giản.

        Ứng dụng: Vải phù hợp để làm váy, đầm, quần tây công sở, vest nam nữ với giá cả vừa phải.

        Vải kaki
        Vải có độ co giãn tốt, đàn hồi cao

        3.8 Vải kaki 65/35 và kaki 83/17

        Kaki 65/35 là loại vải có chứa 65% sợi cotton và 35% sợi PE. Tương tự kaki 83/17 là vải có chứa 83% sợi cotton và 17% sợi PE.

        Đặc điểm:

        • Khả năng co dãn tốt.
        • Vải chứa khá nhiều sợi tự nhiên nên có độ thấm hút tốt.
        • Khi mặc sẽ tạo cảm giác thoáng mát và thoải mái.

        Ứng dụng: Hai loại vải này thường được ứng dụng để may các loại quần baggy, quần short cho nam,…

        Vải kaki
        Vải thường được dùng để may quần baggy, quần short

        4. Cách nhận biết và phân biệt các chất liệu vải kaki

        Bởi vì mỗi loại vải có đặc điểm khác nhau, giá cả cũng khác nhau. Để không bị nhầm lẫn giữa chọn các loại vải, dưới đây là bài phân biết một số loại kaki dễ bị nhầm nhất.

        4.1 Phân biệt vải kaki thun và kaki không thun

        Đối với 2 loại vải này, điều dễ dàng nhận biết nhất là sờ vào bề mặt vải. Đối với kaki thun, bề mặt của chúng khá mềm mịn, vải có độ co dãn cao. Còn kaki không thun sẽ tạo ra sự thô ráp, không được thoải mái khi sờ vào.

        Ngoài ra, có thể phân biệt hai loại này bằng cách nhìn vào nó. Vải kaki thun mỏng, sự đan chéo giữa các sợi vải không quá lộ, nhưng kaki không thun thì vải lại dày hơn, hiện rõ nét đan chéo của các sợi vải.

        Vải kaki
        Có thể phân biệt sự khác nhau bằng tay

          Nhận 03 mẫu thiết kế đồng phục chỉ sau 10 phút

          4.2 Phân biệt vải kaki polyester và kaki cotton

          Hai loại vải này có thành phần cấu tạo khác nhau nên khá dễ phân biệt.

          Đối với kaki polyester, vì được làm bằng sợi tự nhiên lẫn sợi PE nên có thấp hút thấp. Khi bạn nhỏ vài giọt nước vào vải, giọt nước sẽ rất lâu thấm.

          Tuy nhiên, vì kaki cotton làm bằng 100% sợi tự nhiên nên độ thấm hút tốt. Khi nhỏ vài giọt nước vào kaki cotton, các giọt nước đó liền thấm vào trong vải.

          vải kaki
          Nhỏ vài giọt nước để thấy sự khác biệt

          5. Bảng màu vải kaki

          Màu sắc của kaki không được đa dạng như các loại vải khác, chủ yếu vẫn là màu nâu nhạt, màu nguyên bản, màu xanh và màu đậm.

          Tuy nhiên hiện nay, để phục vụ mục đích của mọi người thì đã có sự phát triển của bảng màu.

          vải kaki trơn
          Bảng màu vải kaki

          6. Giá các loại vải kaki

          Tùy theo nơi mà bạn đang sống thì sẽ có các mức giá khác nhau. Mức giá này chỉ là giá tham khảo, sẽ có độ chêch lệch nhưng không quá lớn.

          • Giá Kaki Polyester: 60.000đ – 125.000đ/mét.
          • Giá Kaki lụa: 110.000đ – 200.000đ/mét.
          • Giá Kaki thun: 60.000đ – 110.000đ/mét.
          • Giá Kaki Cotton: 60.000đ – 150.000đ/mét.
          vải kaki trơn
          Kaki có các mức giá khác nhau

          7. Cách giặt và bảo quản vải kaki chuẩn nhất

          Để áo quần không bị hư, bạn cần phải giặt và bảo quản đúng cách. Dưới đây là một số chỉ dẫn để giặt và bảo quản vải một cách chuẩn nhất.

          7.1 Mẹo giặt quần áo vải kaki không bị bay màu

          • Phơi áo ở nơi thoáng mát, không nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp.
          • Không được dùng thuốc tẩy vì sẽ khiến áo bị loang màu.
          • Hãy giặt áo ngay khi bạn thay chúng, điều này sẽ giúp mồ hôi dính trên áo không tạo nên vết cóc cho áo.
          • Khi phơi áo nên lộn mặt trong ra để áo không bị phai màu.
          • Trong quá trình giặt nên nhẹ tay tránh làm xơ vải.
          • Không để vải bị ẩm ướt, điều này sẽ khiến vải bị mốc mất thẩm mỹ.
          Vải kaki
          Mẹo giặt quần áo vải Kaki không bị bay màu

            Nhận 03 mẫu thiết kế đồng phục chỉ sau 10 phút

            7.2 Cách làm giãn vải kaki đơn giản

            Trong một số trường hợp, kaki thường bị co lại và chật hơn so với khi mua về. Vì vậy, Đồng Phục Bốn Mùa sẽ chỉ cho bạn cách làm giãn vải nhanh chóng nhé!

            7.2.1 Dùng bàn ủi là quần áo

            Để làm giãn vải bằng cách dùng bàn ủi thì trước tiên, nên làm ướt nhẹ vải thật đều. Sau đó bật nhiệt độ vừa phải cho bàn là, di chuyển thật nhanh trên vải. Trong quá trình đó, dùng tay còn lại kéo vải ra theo nhiều hướng để vải có thể giãn đều hơn. Cho đến khi vải đã giãn đều như mong muốn thì không làm nữa.

            Vải kaki
            Làm giãn vải bằng cách ủi

            7.2.2 Dùng giấm trắng

            Giấm trắng mang trên mình công dụng khác nhau như nấu ăn, làm sạch,… Ngoài ra, nó còn giúp làm giãn vải một cách nhanh chóng và dễ dàng.

            Việc bạn cần làm là pha giấm và nước với tỷ lệ 1:2, sau đó đem quần áo kaki ngâm trong khoảng 30p. Trong quá trình ngâm, hãy dùng tay kéo giãn áo quần theo 4 chiều, vắt cho ráo nước. Tiếp theo, hãy dùng các loại áo hay khăn để độn vào áo quần kaki để nó giãn ra theo ý bạn muốn. Đem phơi và chờ quần áo khô mà thôi.

            vải kaki cotton
            Dùng giấm trắng để làm giãn áo

            7.3 Bí quyết làm mềm vải kaki tức thì

            Trải qua một quãng thời gian dài, quần áo sẽ dẫn bị thô ráp hơn so với ban đầu. Có một mẹo cực kì đơn giản mà chính bạn lại không biết, đó là dùng nước xả vải.

            Ngoài công dụng làm thơm quần áo, nước xả vải còn giúp làm mềm vải. Hãy lựa chọn cho mình nước xả vải phù hợp để làm mềm quần áo một cách tức thì nhé!

            vải kaki thun
            Nước xả vải không chỉ làm mềm vải mà còn tạo hương thơm

            8. Bảng giá sản phẩm đồng phục vải kaki tại Đồng Phục Bốn Mùa

            Bảng giá đồng phục sử dụng chất vải kaki tại Đồng Phục Bốn Mùa sẽ dao động khoảng 130.000vnd đến 300.000vnd. Theo đó, giá trang phục sẽ thay đổi dựa theo chất liệu, dòng vải bạn đặt hàng và những yêu cầu riêng của khách hàng. Dưới đây là bảng giá sản phẩm bạn nên lựa chọn và tham khảo trước khi đặt may

            SỐ LƯỢNG
            KAKI NAM ĐỊNH KAKI PANGRIM LOẠI 1 KAKI PANGRIM LOẠI 2 KAKI CHUN HQ
            ÁO QUẦN ÁO QUẦN ÁO QUẦN
            20-30 240.000đ 175.000đ 275.000đ 205.000đ 295.000đ 225.000đ
            31-50 220.000đ 155.000đ 255.000đ 185.000đ 275.000đ 205.000đ
            51-100 200.000đ 135.000đ 235.000đ 165.000đ 255.000đ 185.000đ
            >100 Gửi mẫu báo giá Gửi mẫu báo giá Gửi mẫu báo giá Gửi mẫu báo giá Gửi mẫu báo giá
            Gửi mẫu báo giá

            Bảng giá tham khảo đồng phục vải kaki

             

            Một số lưu ý về bảng giá:

            • Trong bảng giá trên chúng tôi mới liệt kê một số dòng vải kaki phổ thông, còn rất nhiều dòng vải khác tại xưởng. Bạn hãy liên hệ ngay hotline của chúng tôi theo dãy số 0969.228.488 để nhận được báo giá chi tiết và cụ thể trên từng sản phẩm.

              Nhận 03 mẫu thiết kế đồng phục chỉ sau 10 phút

              9. Đồng Phục Bốn Mùa – Đơn vị chuyên thiết kế, may, đo đồng phục vải kaki số 1 trên thị trường

              Đồng Phục Bốn Mùa trong suốt quá trình thành lập và hoạt động đến nay tròn 15 năm. Đơn vị đã mang đến thị trường đồng phục hàng trăm, hàng nghìn mẫu thiết kế đón đầu xu hướng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Khi bạn đến với chúng tôi sẽ nhận được rất nhiều chính sách ưu việt đó là:

              Chính sách tư vấn, miễn phí thiết kế và chỉnh sửa theo yêu cầu

              Đơn vị sở hữu đội ngũ nhân viên tài hoa, giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm mang đến cho khách hàng những bản thiết kế theo ý tưởng mong muốn của bạn.

              Chính sách đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy trình sản xuất khép kín

              Đồng Phục Bốn Mùa có xưởng may rộng lớn lên 2000m2, kết hợp kho vải rộng lớn, máy móc hiện đại. Nên quy trình sản phẩm không qua trung gian, chất lượng đồng phục được cán bộ mỗi công đoạn kiểm tra cẩn thận, tỉ mỉ. Chính vì thế, sản phẩm luôn đến tay khách hàng luôn hoàn hảo và chỉn chu nhất.

              Chính sách miễn phí vận chuyển, giao hàng tận nơi và bảo hành lên đến 24 tháng

              Xưởng áp dụng miễn phí vận chuyển trên tất cả đơn hàng và bảo hành 24 tháng hoặc hoàn tiền khi sản phẩm bị lỗi sản xuất, không đúng thiết kế, không đúng màu sắc size số, không đúng ngày giao hàng,…

              Chính sách ưu đãi, khuyến mãi lên đến 30% giá trị đơn hàng

              Khi khách hàng đặt từ 5 sản phẩm tại Đồng Phục Bốn Mùa sẽ được hưởng giá sỉ. Nếu bạn đặt số lượng lớn sẽ được giảm đến 30% giá trị đơn hàng. Đồng thời công ty liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi khác cho khách hàng mới, khách hàng cũ, khách hàng Vip.

              Bên cạnh đó vào các dịp sinh nhật công ty, ngày Quốc Khánh, Quốc tế lao động, tết dương lịch, tết âm lịch,… Công ty gửi lời tri ân đến khách hàng bằng rất nhiều món quà ý nghĩa, phần thưởng có giá trị cao,…

              Chính sách bảo hành 24/24/365 ngày

              Đồng Phục Bốn Mùa với mong muốn phục vụ khách hàng tốt hơn. Nên đơn vị đã xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng 24/24/365 ngày. Tại đây sẽ là cầu nối để kết nối khách hàng và cũng là nơi cung cấp tất cả thông tin liên quan đến sản phẩm như chất liệu, giá cả, size số, phong cách thiết kế, chương trình ưu đãi khuyến mãi… Dưới đây là hệ thống thông tin để liên hệ công ty:

              • Địa chỉ văn phòng công ty tại Thủ đô Hà Nội: Số 33 Ngõ 102 – Khuất Duy  Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
              • Địa chỉ văn phòng công ty tại Thành Phố Hồ Chí Minh Số 88 Bạch Đằng – Phường 2- Quận Tân Bình – TP.Hồ Chí Minh
              • Địa chỉ xưởng sản xuất thủ đô Hà Nội: Số 23-25, Ngõ 100 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
              • Gmail: dongphucbonmua@gmail.com
              • Hotline: 0969.228.488
              • Fanpage: https://www.facebook.com/dongphucbonmua”
              • Website:https://dongphucbonmua.com.vn/
              • Facebook: https://www.facebook.com/dongphucbonmua
              • Zalo: https://zalo.me/0969228488
              • Kênh youtube: https://www.youtube.com/channel/UCSD7ktUc85yaQ9NUnOhH

              Những bài viết cùng chủ đề:

              Trên đây là những thông tin cực kì bổ ích về loại vải kaki. Hi vọng bài viết của Đồng Phục Bốn Mùa sẽ giúp bạn tìm được loại vải ưng ý để may áo quần cho mình. Cũng như đem lại cho bạn các mẹo tuyệt vời xung quanh vải kaki nhé!

                Nhận 03 mẫu thiết kế đồng phục chỉ sau 10 phút

                Bài viết liên quan

                UNITY COLLECTION – ĐỒNG PHỤC NGÂN HÀNG 2024

                Contents1. Vải kaki là gì? Đặc điểm chung các loại vải kaki phổ biến1.1 Vải kaki là gì?1.2 Nguồn gốc của chất liệu vải kaki1.3 Kaki là màu gì?1.4 Các tone màu kaki2. Ưu, nhược điểm của chất liệu vải kaki2.1 Ưu điểm2.2 Nhược điểm3. Các loại vải kaki trên thị trường hiện

                Có nên mở máy niệm phật trong nhà? Lưu ý và lợi ích là gì?

                Contents1. Vải kaki là gì? Đặc điểm chung các loại vải kaki phổ biến1.1 Vải kaki là gì?1.2 Nguồn gốc của chất liệu vải kaki1.3 Kaki là màu gì?1.4 Các tone màu kaki2. Ưu, nhược điểm của chất liệu vải kaki2.1 Ưu điểm2.2 Nhược điểm3. Các loại vải kaki trên thị trường hiện

                Bật mí 10+ những loại trái cây cúng Phật mang tới tài lộc

                Contents1. Vải kaki là gì? Đặc điểm chung các loại vải kaki phổ biến1.1 Vải kaki là gì?1.2 Nguồn gốc của chất liệu vải kaki1.3 Kaki là màu gì?1.4 Các tone màu kaki2. Ưu, nhược điểm của chất liệu vải kaki2.1 Ưu điểm2.2 Nhược điểm3. Các loại vải kaki trên thị trường hiện

                Chân váy xếp ly ngắn mặc với áo gì thêm phần năng động, cá tính

                Contents1. Vải kaki là gì? Đặc điểm chung các loại vải kaki phổ biến1.1 Vải kaki là gì?1.2 Nguồn gốc của chất liệu vải kaki1.3 Kaki là màu gì?1.4 Các tone màu kaki2. Ưu, nhược điểm của chất liệu vải kaki2.1 Ưu điểm2.2 Nhược điểm3. Các loại vải kaki trên thị trường hiện
                Đã Xem