Kinh doanh nhà hàng hải sản tại Việt Nam là loại hình rất phát triển, thu về lợi nhuận cao nếu bạn biết cân đối thu chi tài chính. Trước khi muốn bắt tay vào kinh doanh bạn cần phải tìm hiểu chi phí mở nhà hàng hải sản bao gồm những gì và kinh nghiệm mở nhà hàng hải sản làm sao để nhanh thu về lợi nhuận nhất. Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp ngay qua bài viết bên dưới.
Chi phí mở nhà hàng hải sản về thuê mặt bằng
Có thể nói mặt bằng là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh. Đây cũng là kinh nghiệm mở quán hải sản hay bất cứ hàng quán nào mà bạn cần phải ghi nhớ. Nếu kinh doanh nhà hàng hải sản thì hãy ưu tiên lựa chọn không gian quán rộng rãi, mặt tiền lớn và phải có chỗ đậu xe an toàn cho thực khách.
Một yếu tố nữa để chọn được mặt bằng kinh doanh tốt chính là nên chọn những địa điểm đông dân cư, gần khu văn phòng, thương mại… có hạ tầng giao thông thuận lợi cho việc đi lại. Chi phí mở nhà hàng hải sản về thuê mặt bằng sẽ dao động ở mức 15 – 120 triệu đồng/4 – 6 tháng tuỳ vào diện tích, vị trí và khu vực bạn chọn thuê (chẳng hạn giá mặt bằng ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ cao hơn ở các tỉnh).
Chi phí mở nhà hàng hải sản về đầu tư trang thiết bị
Trang thiết bị cho nhà hàng hải sản sẽ phải đầu tư bài bản hơn nhiều so với những loại hình kinh doanh nhà hàng khác. Bởi hải sản tươi ngon sẽ quyết định đến 80% chất lượng của các món ăn mang lên cho thực khách. Nếu không đầu tư kỹ lưỡng, biết cách bảo quản rất có thể chất lượng hải sản sẽ không được như mong đợi. Bạn có thể tham khảo một số loại trang thiết bị cần thiết như:
- Bể kính nuôi hải sản tươi: Là vật dụng quan trọng nhất mà bất cứ nhà hàng hải sản nào cũng phải có. Bên trong bao gồm bơm oxy và thiết bị lọc nước.
- Thiết bị cho nhà bếp: bếp công nghiệp, các dụng cụ nấu ăn như nồi, chảo, máy hút mùi…
- Thiết bị bảo quản: tủ đông, tủ mát công nghiệp
- Dụng cụ ăn uống: bát, đũa,…
- Thiết bị quản lý bán hàng: Máy bán hàng, máy in hóa đơn, quét mã,…
- Nội thất: bàn ghế, sạp ngồi, quạt, điều hòa, hệ thống đèn,…
Chi phí mở nhà hàng hải sản về trang thiết bị cũng tốn một khoản không hề nhỏ. Vì thế để tiết kiệm chi phí bạn có thể mua lại một số vật dụng từ các quán đang sang nhượng lại cửa hàng. Đây là kinh nghiệm mở 1 nhà hàng hải sản được nhiều người áp dụng giúp giảm chi phí xuống khoảng 40 – 50 %.
Một số bài viết hay khác bạn tham khảo:
- 100+ Mẫu áo đồng phục nhà hàng đẹp, chuyên nghiệp
Chi phí thuê nhân viên và đồng phục cho nhà hàng hải sản
Nhân viên của nhà hàng hải sản sẽ bao gồm lễ tân, quản lý, nhân viên phục vụ, nhân viên bếp và nhân viên dọn dẹp. Để tối ưu chi phí mở nhà hàng hải sản, bạn nên thuê số lượng nhân viên tuỳ thuộc theo quy mô của nhà hàng mình định mở. Trong đó quan trọng nhất là chi phí cho nhân viên phục vụ (cần số lượng lớn) và nhân viên bếp (cần có kinh nghiệm và tay nghề cao).
Ngoài ra, chi phí may đồng phục cho nhân viên cũng chiếm một khoản không nhỏ. Trung bình mỗi nhân viên phải có ít nhất 2 bộ đồng phục để thay đổi theo ngày, đồng phục cho khu vực bếp có thể phải nhiều hơn bởi môi trường làm việc dầu mỡ, nóng bức. Để lên chi phí tối ưu nhất, bạn có thể liên hệ đến hotline của đồng phục Bốn Mùa để được tư vấn kỹ hơn.
Loại hình kinh doanh nhà hàng hải sản hướng đến
Chi phí mở nhà hàng hải sản còn phụ thuộc lớn vào mô hình kinh doanh nhà hàng hải sản mà bạn hướng đến là gì. Hiện nay đang có những mô hình cụ thể như sau:
- Nhà hàng hải sản ven biển: Thường có mặt ở những khu vực ven biển, lợi thế về nguyên liệu tươi mới mỗi ngày nhưng phải đầu tư nhiều vào quảng cáo, thiết kế.
- Nhà hàng hải sản bình dân: Có mức giá rẻ hơn so với các loại hình khác, phù hợp với đa dạng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên khó bán với giá cao, thu hồi vốn chậm.
- Nhà hàng Buffet hải sản: Là loại hình đang được nhiều người lựa chọn nhất bởi có khả năng hút khách lớn, lượng khách ổn định. Bù lại sẽ phải tốn quá nhiều chi phí đầu tư về mặt bằng và các trang thiết bị.
Chi phí mở nhà hàng hải sản về trang trí, thiết kế quán
Không chỉ riêng nhà hàng hải sản mà với nhà hàng nào cũng vậy, trang trí quán là một trong những cách để thu hút khách hàng hiệu quả nhất. Bạn có thể trang trí theo sở thích của mình hoặc nhờ đến đội ngũ thiết kế riêng để không gian quán thêm hoàn hảo. Tuy nhiên nên hướng đến sự ấm cúng và mang lại cảm giác thoải mái cho khách hàng.
Hãy chọn cho nhà hàng một tông màu chủ đạo, sau đó kết hợp thêm các màu sắc khác làm nền để tránh bị rối mắt. Đồ trang trí, bảng hiệu, menu… sẽ có chi phí khoảng 25 – 70 triệu đồng.
Một số bài viết hay khác bạn tham khảo:
- Đồng Phục Bốn Mùa – May đồng phục nhà hàng Đà Nẵng giá tốt
- Địa chỉ may đồng phục nhà hàng tại Thái Nguyên uy tín, chất lượng
- May đồng phục nhà hàng tại Hưng Yên ở đâu uy tín, mẫu đẹp
Chi phí nhập nguyên vật liệu
Mở nhà hàng hải sản thì chi phí cho nguyên vật liệu cần phải được chú trọng đầu tư nhất. Nguồn hải sản tươi sống quyết định trực tiếp đến món ăn cũng như sự hài lòng của khách hàng. Thực khách cảm thấy đồ ăn tươi mới, ngon miệng thì mới quay lại thêm nhiều lần và giới thiệu đến bạn bè.
Chi phí mở nhà hàng cho nguyên liệu sẽ chiếm khoảng 25% số vốn cần bỏ ra. Ngoài ra còn phải tính thêm chi phí vận chuyển và bảo quản hải sản đến nhà hàng. Sau khi kinh doanh một thời gian, nếu lượng khách đã ổn định bạn có thể nhập với số lượng lớn để giảm chi phí. Tuy nhiên cần phải chọn được những đơn vị cung cấp hải sản uy tín, chất lượng để tránh làm ảnh hưởng quá trình kinh doanh.
Một số chi phí khác khi mở nhà hàng hải sản
Khai trương, tiền điện nước, internet, tiền vệ sinh… là những chi phí mở nhà hàng hải sản khác bạn cần phải tính đến. Ngoài ra, thời gian đầu khi chưa có lượng khách ổn định nhà hàng có thể kinh doanh hoà vốn hoặc thua lỗ. Để phòng trừ bạn cũng nên để riêng ra 1 khoản dự phòng khoảng 20 – 30 triệu đồng nhé.
Trên đây là thông tin chi tiết về các chi phí mở nhà hàng hải sản cần phải có. Trước khi có ý định kinh nhà hàng hải sản, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về chi phí, kinh nghiệm và học hỏi từ những người đi trước để hạn chế rủi ro nhất có thể. Chúc các bạn thành công!