Bạn đã từng nghe qua độ hot của vải sợi Spandex nhưng không biết đó là loại vải như thế nào? Chúng mang đến công dụng gì? Ưu nhược điểm của chúng ta sao? Và cách bảo quản chúng như thế nào để đảm bảo được độ bền lâu dài nhất? Hãy cùng Đồng Phục Bốn Mùa tham khảo bài viết ngay sau đây nhé!
>>>> Xem thêm: 20+ Các loại vải may đồng phục phổ biến, hợp xu hướng nhất hiện nay
1. Chất liệu vải spandex là gì?
Spandex là một loại sợi nhân tạo được thay thế cho cao su. Loại vải này có độ đàn hồi khiến nhiều người yêu thích, nó có thể kéo dài đến 500% số với chiều dài thực tế ban đầu.
Vải sợi Spandex được tạo ra từ sự kết hợp của một polyglycol chuỗi dài với một diisocyanate ngắn và có chứa ít nhất 85% polyurethane.
Tính co giãn của Spandex sẽ khiến bạn bất ngờ. Nó có khả năng co giãn gấp 5-8 lần so với kích thước ban đầu của nó. Chính vì thế, người ta thường sử dụng vải Spandex trong hầu hết trong các loại quần áo và may một số đồ dùng cần độ co giãn nhiều.
Ở mỗi vùng miền, tên gọi của loại vải này sẽ khác nhau nhưng về mặt hoá học cấu tạo nên chúng đều giống nhau. Ờ Bắc Mỹ người ta gọi là Spandex, ở Anh, Ireland hay Bồ Đào Nha, Brazil…thì nó được gọi là Lycra.
2. Ưu, nhược điểm của vải sợi spandex
Mỗi loại vải đều có ưu nhược điểm riêng của chúng và không ngoại trừ vải sợi Spandex. Cùng tìm hiểu xem Spandex có những ưu nhược điểm gì?
2.1 Ưu điểm
Vải sợi spandex có những ưu điểm sau:
- Độ co giãn tuyệt vời: đây là ưu điểm nổi trội nhất của vải spandex và được nhiều khách hàng tin dùng vì ưu điểm này của chúng. Vải có thể chịu được áp lực lớn, có thể kéo căng nhưng không xảy ra hiện tượng đứt gãy hay co giãn.
- Lành tính cho da: vải không gây kích ứng cho da, phù hợp với mọi đối tượng kể cả trẻ nhỏ.
- Độ bền cao, mềm, nhẹ: trong quá trình sử dụng vải không bị xù lông hay phai màu.
- Không tích điện: vào mùa đông, vải không dính vào người, tránh cảm giác khó chịu cho người mặc.
2.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, vải còn một số hạn chế như:
- Vải chuyển sang ố vàng: sau thời gian sử dụng nếu không giặt giũ và bảo quản đúng cách, vải rất dễ chuyển sang ố vàng, gây mất thẩm mỹ.
- Vải có khả năng thấm hút kém: vào mùa nóng, vải không thấm hút tốt, không thông thoáng nên gây gây cảm giác nóng bức cho người mặc.
- Vải gây ô nhiễm môi trường: cũng như các loại vải khác, vải spandex không tự phân hủy được, lại làm từ các sợi hoá học nên khả năng phân hủy và tái chế kém.
- Vải hao mòn về mặt chất lượng: khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh, vải nhanh bị hỏng
- Kém bền ở nhiệt độ cao: khi ở trong nhiệt độ cao, vải rất dễ nhăn, chảy xệ hay biến dạng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Vải sợ tổng hợp là gì? Đặc điểm, phân loại vải sợi nhân tạo
3. Phân loại vải spandex
Vải spandex được phân thành các loại sau:
- Spandex pha cotton
- Spandex poly
- Spandex len
Vậy các loại vải này nó khác nhau như thế nào? Ưu nhược điểm của mỗi loại là gì? Hãy cùng khám phá xem ưu nhược điểm của chúng dưới đây.
3.1 Vải spandex pha cotton
Vải Spandex pha cotton là loại vải có sự pha trộn giữa sợi cotton và sợi spandex. Vì thế, nó mang ưu nhược điểm của sự kết hợp hai loại vải này.
Ưu điểm của vải spandex pha cotton là khả năng co giãn và thấm hút tốt, mang lại sự thoải mái cho người mặc. Bên cạnh đó, có sự kết hợp của cotton nên vải rất mềm, nhẹ, lành tính và an toàn cho da, đặc biệt là da nhạy cảm. Vải cotton spandex thường được sử dùng để may áo thun, áo sơ mi co giãn là chủ yếu. Chất vải này rất ít bám bẩn và có thể được giặt sạch dễ dàng.
3.2 Vải spandex poly
Vải sợi spandex poly là sự kết hợp giữa sợi spandex và polyester hay còn được gọi là nylon spandex. Vải có khả năng co giãn tốt nhờ sợi Spandex và độ chống nhăn cao nhờ sợi polyester. Do đó, trong quá trình giặt giũ bạn không phải lo ngại hiện tượng nhăn nhúm làm mất form áo.
Ngoài ra, vải có trọng lượng nhẹ, dễ bảo quản, có độ trơn bóng tạo nên vẻ sang trọng và có tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, do sự kết hợp thêm của polyester nên khả năng thấm hút của loại vải này kém, gây khó chịu cho người mặc.
Vải poly spandex cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho nhiều loại trang phục từ trang phục thường ngày đến váy vóc các kiểu. Loại vải này thường được sử dụng để may áo lót thể thao hay áo khoác không thấm nước.
3.3 Vải len Spandex
Một loại vải nằm trong vải sợi Spandex đó chính là vải len Spandex. Loại vải này có khả năng co giãn cực kỳ tốt, khả năng chống nhăn và độ mềm mại vừa đủ, được nhiều khách hàng tin dùng.
Vải có độ thoáng khí tốt, đồng thời có tính thẩm mỹ cao nên được dùng nhiều trong may mặc như sản xuất áo choàng, áo choàng…
4. Ứng dụng của vải spandex
Với những ưu điểm vượt trội của dòng vải sợi Spandex như trên, loại vải này được ứng dụng rộng rãi trong công tác may mặc.
Bởi độ đàn hồi, co giãn tuyệt vời của chúng, loại vải này được sử dụng rất nhiều trong việc may các trang phục ôm sát cơ thể như các loại quần bó sát, quần skinny, quần legging hay được sử dụng trong các trang phục thể thao như áo lót thể thao, áo bra, đồ tập gym…
Ngoài ra, vải sợi spandex còn được ứng dụng trong việc may các đồ trang trí nội thất như vỏ bọc nệm, vỏ bọc sofa, bọc ghế hay dùng để may găng tay, gối vi sinh…
5. Quy trình sản xuất sợi spandex
Để tạo ra được vải sợi Spandex, người làm phải trải qua nhiều công đoạn kỹ lượng và tỉ mỉ để cho ra chất liệu vải mang nhiều ưu điểm. Dưới đây là quy trình sản xuất sợi Spandex mà bạn không nên bỏ qua.
Bước 1: Tạo PrePolymer từ phản ứng hóa học
Bước đầu tiên trong quy trình tạo vải sợi spandex là tạo prepolymer. Để tạo prepolymer, người ta tiến hành trộn một glycol với một monomer diisocyanate theo tỉ lệ 1:2 tương ứng trong bình phản ứng để tạo ra hợp chất trên.
Bước 2: Phản ứng tạo dung dịch kéo sợi
Sau khi tạo ra hợp chất prepolymer thì sẽ dùng hợp chất này cho phản ứng với diamine theo tỉ lệ 1:1. Dung dịch sau khi thu được sẽ hòa với dung môi (DMAc) để pha loãng tạo thành dung dịch kéo sợi.
Bước 3: Quay sợi
Tiếp theo, sử dụng dung dịch kéo sợi để bơm máy quay hình trụ tạo thành các sợi spandex.
Dung dịch kéo sợi này khi đi qua máy quay sợi sẽ được gia nhiệt bằng khí nitơ và dung môi hóa học để dung dịch này thực hiện phản ứng hóa học và hình thành các sợi rắn.
Bước 4: Hình thành sợi Spandex
Khi các sợi rắn ra khỏi máy quay, các sợi riêng lẻ sẽ kết dính lại với nhau tạo nên các sợi spandex có độ dày như mong muốn và đến đây là bạn đã sắp hoàn thành xong thành phẩm của mình rồi đấy!
Bước 5: Xử lý sợi thô
Bước cuối cùng trong quy trình tạo vải sợi spandex là xử lý các sợi thô. Ở bước này, người ta sẽ sử dụng Magnesi stearat hoặc một polyme khác để ngăn chặn sự kết dính giữa các sợi tạo sự thuận tiện cho quá trình dệt may. Cuối cùng các sợi này được đưa lên ống chỉ và dệt thành vải, kết thúc quy trình và cho ra thành phẩm hoàn chỉnh.
6. Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản
Để tăng được độ bền và có thể sử dụng được những bộ trang phục, đồ dùng sản xuất bằng vải sợi spandex được lâu hơn, chúng ta nên vệ sinh và bảo quản đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý khi vệ sinh bảo quản bạn cần phải biết:
- Không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh, không đổ trực tiếp chất tẩy rửa lên áo quần
- Phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát: không nên dùng máy để sấy khô, hạn chế phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài để đảm bảo độ bền màu.
- Giặt bằng tay, hạn chế giặt bằng máy, giặt bằng nước ấm. Trong quá trình giặt, không nên dùng tay vắt để đảm bảo độ bền cho chất liệu vải.
- Hạn chế là, ủi quần áo. khi bạn là quần áo, nên để ở nhiệt độ thấp, tránh là quá lâu
Những bài viết liên quan:
- Vải Flannel là gì? 6 cách phối đồ với áo vải flannel cực chất
- Vải nỉ là gì? Ưu nhược điểm, phân loại và ứng dụng của vải nỉ
- Vải denim là gì? Đặc điểm, ưu và nhược điểm của vải Denim
Trên đây là những thông tin về chất liệu vải sợi Spandex, các loại vải Spandex cũng như các ứng dụng và cách bảo quản do Đồng Phục Bốn Mùa tổng hợp. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại vải này và ứng dụng phù hợp với nhu cầu của mình.